Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

How to Optimize Your Video for Search Engines!

Content Optimization is very different from Video Optimization. Spending all the money and time behind producing, editing, and strategizing is not enough for your video to get featured among the top-rated videos. First, let us get a clear idea of what exactly is video SEO. In simple words, video SEO is the optimization of your video […]

The post How to Optimize Your Video for Search Engines! appeared first on SEO Tonic.


How to Optimize Your Video for Search Engines! posted first on https://www.seotonic.com

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

URL là gì? Tầm quan trọng của URL trong SEO

Hiện nay có rất nhiều người thường xuyên truy cập, tìm kiếm thậm chí làm việc hàng ngày với máy tính và luôn trực tuyến trên mạng internet. Nhưng họ vẫn chưa biết rõ về khái niệm URL. Vậy URL là gì? nó có vai trò gì đối với người dùng internet hiện nay? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các thông tin xung quanh URL..

1. Đường dẫn URL là gì? URL có quan trọng trong SEO hay không?

Đường dẫn URL hiện nay được sử dụng cực kì phổ biến trong quá trình lướt web hay sử dụng Internet của người dùng, đây cũng là yếu tố rất được quan tâm ở trong SEO. Nó có ảnh hưởng rất nhiều đến toàn bộ chiến lược SEO Marketing của các đơn vị, công ty hay doanh nghiệp.
Theo định nghĩa chuyên ngành thì URL (Viết tắt của cụm từ “Uniform Resource Locator”) là một phương tiện để người dùng sử dụng để truy cập đến các tài nguyên trên mạng máy tính. Các tài nguyên online được lưu trữ trên Internet mà chúng ta hằng ngày truy cập hay tìm kiếm sẽ được gán cho một “địa chỉ” (đường LINK) rõ ràng, địa chỉ đó gọi là URL.
Một đường dẫn URL thường có cấu trúc:
● Các giao thức kết nối (URL scheme), nó giúp yêu cầu từ máy tính của bạn được gửi đến các máy chủ, từ đó các máy chủ sẽ phản hồi bằng cách hiển thị các thông tin, hình ảnh trên trang bạn muốn kết nối.
● Địa chỉ website bất kì, đây là thành phần chính và quan trọng của một URL dẫn đến trang chính mà bạn muốn kết nối. Bao gồm kí tự “www” (World Wide Web), tên miền của website, và phần đuôi theo mã khu vùng, quốc tế.
● Đường dẫn tuyệt đối của URL, Nó giúp bạn truy cập vào một trang con của hệ thống máy chủ, có thể dùng kí tự “/” để phân chia giữa các thành phần của đường dẫn. Đường dẫn URL sẽ hướng bạn về đúng trang bạn cần tìm.

2. Tầm quan trọng của URL trong SEO

Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc về Đường dẫn URL có tầm quan trọng như thế nào trong SEO thì bạn hãy thử hình dung khi mình gõ một từ khóa bất kì trên thanh công cụ tìm kiếm của Google, Chrome hay Cốc Cốc,…. sẽ có hàng trăm, hàng nghìn kết quả được trả về là các đường link từ các máy chủ khác nhau để bạn click vào đó và tra cứu thông tin. Và những kết quả hiện về đầu tiên, là những hiển thị cho trang web chuẩn SEO được đánh giá tối ưu nhất. Những đường link cũng nằm trong tiêu chuẩn đánh giá của Google về một website hay bài viết cũng sẽ được đánh giá và ưu tiên.

3. Đường dẫn URL

Nếu đang sử dụng các công cụ dành cho việc hỗ trợ SEO, check SEO chuyên nghiệp cho các website, bạn cũng sẽ nhận thấy một số điều trong phần “Slug” – phần này có thể hiểu là cách các đường dẫn URL được hiển thị trên các công cụ tìm kiếm, đại diện cho một nội dung trong website của bạn.
Các tiêu chuẩn SEO ở Google thường dùng để đánh giá các đường dẫn URL là:
● URL không được quá dài. Từ năm 2011, Google đã thay đổi thuật toán về tìm kiếm, dường như các từ khóa dài đã không còn được sử dụng nhiều như trước. Và chiều dài URL lí tưởng đối với các loại bài viết, trang như sau: độ dài lí tưởng đường URL của Gmail, Email là 59 ký tự. Độ dài lí tưởng đường URL của Webmaster Tools là 90 ký tự. Cho URL của blog từ Google là 76 ký tự.
● URL thường không viết có dấu hay chứa quá nhiều kí tự đặc biệt: Thông thường, các đường URL của các trang web dù viết dưới dạng Tiếng Việt thì đều được để kiểu chữ dưới dạng không dấu, được nối với nhau bởi những dấu gạch nối. Ví dụ:” Duong-chi-url”
● Hạn chế tối đa việc đưa quá nhiều các kí tự đặc biệt trong 1 đường dẫn như *,&,^,%,$… Những kí tự này được xem là khó hiểu gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng xếp hạng chất lượng và hiển thị website của bạn.

4. Một số tiêu chí tối ưu URL

– Chứa từ khóa chính và tốt nhất nằm ở ngay đầu đường URL
– URL của website phải đảm bảo ngắn gọn, chính xác, mang tính miêu tả cao.
– URL của 1 page riêng cũng không nên quá dài, phải mang tính miêu tả để người dùng dễ nhận biết đường URL của page chứa nội dung gì.
– Dùng dấu gạch ngang “-“ để ngăn cách từ khóa bằng tiếng việt với nhau, ngăn cách các từ trong URL sẽ giúp Google dễ hiểu hơn cấu trúc URL và hiểu chính xác các từ khóa bắt đầu và kết thúc, đánh giá từ Google cũng sẽ cao hơn.
– Giữ nguyên cấu trúc URL: Không nên thay đổi cấu trúc URL khi Google đã index vào đường liên kết.
– Giới hạn ký tự trong URL: URL của bạn chỉ nên gồm khoảng 10 từ đến 96 ký tự.
– Sử dụng URL dưới dạng tĩnh và không nên có kí tự lạ xuất hiện trong URL. Vì Google sẽ khó nhận biết nhận diện được liên kết đó của bạn.

5. URL và SEO

Các đường URL chứa từ khóa SEO: Nếu muốn SEO từ khóa quan trọng nào, hãy đảm bảo chắc chắn rằng từ khóa muốn SEO được hiển thị trong đường dẫn URL đó. Đó là điều mà các công cụ SEO chuyên nghiệp thường xuyên khuyến nghị bạn trước khi bạn Update hay cho đăng tải bài viết nào.
URL còn hạn chế dẫn về thư mục con: Các phần tử sau kí tự “/” mà đã được đề cập ở trên. Đường dẫn cần SEO của bạn không nên chứa quá nhiều các tệp thư mục con hay phải đi qua quá nhiều tab trang chính để có thể đến nội dung cần SEO. Việc đó sẽ khiến Google không đánh giá cao đường link này của các bạn. Vậy nên, để có đường link tốt thì bạn nên chỉ dẫn về đúng bài viết chính cần SEO và không cần phân chia quá nhiều thư mục con khác, trong khi những thiết kế web bạn có thể yêu cầu những bộ phận kĩ thuật, những người lập trình viên điều chỉnh và cài đặt phần này, thì bạn có thể sở hữu một website chuyên nghiệp, chuẩn SEO nhất.

6. Tại sao làm SEO cần tối ưu hóa URL?

Tối ưu URL giúp làm tăng thứ hạng của website trên SERPs từ đó tăng khả năng hiển thị, từ đó khả năng click link bài viết từ khách hàng sẽ cao hơn rất nhiều.
Ngoài ra, việc Tối ưu hóa URL giúp người dùng có thể nhớ và đánh dấu lại URL nếu có nhu cầu muốn tham khảo hoặc lưu trang của bạn.
Cuối cùng việc sở hữu Đường dẫn URL tốt và được tối ưu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến SEO và thứ hạng các từ khóa của bạn trên mạng internet. Vì vậy, thay vì chú trọng đầu tư nội dung cho website, hay một bộ từ khóa chuẩn, thì bạn có thể trang bị thêm cho mình các kiến thức về đường dẫn URL.

SEO Local là gì? Hướng dẫn SEO Local cơ bản dễ hiểu

SEO Local là gì?

Local Seo là quá trình tối ưu hóa sự hiện diện trên internet để thu hút doanh nghiệp nhiều hơn từ những tìm kiếm liên quan. Bài viết này sẽ chia sẻ cụ thể hơn vấn đề xung quanh Seo local. Chắc chắn rằng những chia sẻ của bài viết sẽ rất hữu ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về Local Seo.

1. Kết quả tìm kiếm ‘Snack Pack’ và kết quả tìm kiếm tự nhiên

Chúng ta có thể hình dung được 2 khái niệm Snack pack và kết quả tìm kiếm tự nhiên thông qua một ví dụ cụ thể. Ví dụ rằng chúng ta đang ở quận Bình Thạnh, chúng ta muốn tìm địa chỉ để mua coffee, gõ từ khóa tìm kiếm trên google, chúng ta có thể nhận được kết quả hiển thị như sau:

2. Google Snack Pack là gì

Google Snack Pack là phần khung thường xuất hiện trên đầu của trang kết quả tìm kiếm khi bạn nhập một địa điểm thông qua Google. Khung của Google Snack Pack thường sẽ hiển thị tên 3 doanh nghiệp phổ biến nhất ở địa phương. Như ví dụ trên, bạn tìm được 3 quán coffee được yêu thích nhất và ở gần chỗ bạn nhất. Và như chúng ta đã biết tìm kiếm của Google có thể được thực hiện qua nhiều thiết bị và ứng dụng khác nhau. Vì thế cũng với việc tìm quán coffee gần đây ngoài gõ trực tiếp qua Google, bạn có thể sử dụng Google Maps cũng sẽ tìm được địa chỉ cần đến.

2.1. Tìm kiếm từ khóa

– Dựa vào cấu trúc SIL: Việc nghiên cứu Local keyword thật ra cũng không quá khó khăn. Đa phần các doanh nghiệp hiện nay thì từ khóa chính thường được chỉ định rõ ràng. Giả sử rằng bạn làm về dịch vụ thiết kế nội thất tại Hồ Chí Minh, làm sao để biết rằng mọi người sẽ tìm thông tin về công ty của bạn. Người dùng có thể sẽ gõ trên Google với các từ khóa như: thiết kế nội thất tại thành phố Hồ Chí Minh, thiết kế nội thất tphcm, nhà thiết kế nội thất tại hcm. Cấu trúc của 3 từ khóa trên là điển hình của cấu trúc SIL, bạn chỉ cần liệt kê dịch vụ mà bạn cung cấp kèm địa chỉ của nơi đó là có thể có một bộ từ khóa rất đa dạng rồi. Ngoài ra nếu như bạn sử dụng công cụ Ahrefs, bạn có thể đưa từ khóa này vào mục tìm kiếm để xem số lượng truy cập của các từ, từ đó mà có sự lựa chọn từ khóa cho phù hợp hơn.
– Sử dụng Google Autocomplete: Bạn có thể dùng Google Autocomplete để tìm thêm các đề xuất tìm kiếm từ khóa khác rất dễ dàng. Cách thức thực hiện đơn giản chỉ cần nhập vào mục tìm kiếm của Google từ khóa chính của bạn và ghi lại lượt tìm kiếm mà Google đề xuất.
– Theo dõi từ khóa đối thủ đang được xếp hạng cao: Google cực kỳ nhạy bén trong việc hiểu mục đích tìm kiếm của người dùng, nếu trang nào đó được lên top 1 thì những từ khóa liên quan đến trang đó cũng có khả năng được xếp hạng cao.

2.2. Google My Business

Tạo lập và xác nhận Google My Business là một trong những phần rất quan trọng của Local Seo. Việc thiết lập Google My Business khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn mà Google đề ra.
– Bước 1: Truy cập: google.com/business và Đăng nhập Google My Business
– Bước 2: Nhập thêm địa chỉ doanh nghiệp
– Bước 3: Khai báo địa chỉ chính xác
– Bước 4: Chọn danh mục phù hợp
– Bước 5: Nhập số điện thoại và địa chỉ cho trang website
– Bước 6: Xác minh lại thông tin
– Bước 7: Tối ưu hóa thông tin hiệu quả hơn

2.3. Local Citation

Citation là những đề cập trực tuyến về doanh nghiệp của bạn, nó thường hiển thị tên, địa chỉ, số điện thoại doanh nghiệp. Citation có 2 loại chính là Citation có cấu trúc và Citation không có cấu trúc.
– Citation có cấu trúc gồm thuộc tính Nap được đưa ra dưới định dạng có cấu trúc bởi website mà chúng xuất hiện như ở phần đầu của thông tin các doanh nghiệp hoặc là danh bạ thương mại.
– Citation không có cấu trúc thường được đề cập trong các blog, báo điện tử hoặc blog doanh nghiệp. Chúng là những trích dẫn được xây dựng không dựa vào cấu trúc nhất định nào.

2.4. On-Page SEO

Những thủ thuật trong Onpage Seo cần đặc biệt lưu ý:
– Thiết lập cấu trúc trang web để được xếp hạng Local Landing Pages
– Tối ưu homepage của bạn
– Tối ưu hóa trang Local Lading Pages
– Thêm Schema Markup vào trang của bạn

2.5. Xây dựng liên kết cho các website địa phương

– Thu hút backlink từ việc sáng tạo những nội dung hữu ích về trang địa phương mình: Thực sự không điều gì giúp bạn lấy lòng khách hàng bằng việc bạn tận tâm giúp đỡ họ.
– Guest blogging là một trong những cách tốt nhất để xây dựng nên nguồn backlink chất lượng cao. Bạn cũng cần hiểu rằng là guest blogging không chỉ được sử dụng để xây dựng liên kết mà nó còn nhiều lợi ích có thể mang đến cho doanh nghiệp của bạn. Các thuật toán của Google ngày càng thông minh hơn, chúng xem trọng nội dung website chất lượng chứ không còn là số lượng như trước nữa. Bạn tạo những blog chất lượng có thể kéo traffic về cho website.

2.6. Reviews

Sau đây là một vài lưu ý khi dùng Seo local:
– Duy trì hoạt động trên Google My Business: Hãy liên tục update hoạt động trên Google My Business để Google thấy rằng doanh nghiệp của bạn luôn hoạt động tốt.
– Tạo Google Post từ Google My Business bằng nhiều cách như đăng tải hình ảnh, viết bài content với nội dung tối đa 300 chữ. Các doanh nghiệp địa phương nên duy trì hoạt động trên Google Post, nó không mất quá nhiều thời gian mà giúp bạn đạt được nhiều hiệu quả.
– Đăng tải bài viết mới và thường xuyên hơn: Việc đăng tải bài mới sẽ giúp website của bạn thông báo cho Google biết rằng trang của bạn đang được duy trì nội dung tích cực, thu hút nhiều liên kết. Hãy chú trọng vào chất lượng nhiều hơn số lượng. Mỗi tháng chỉ cần 1 bài là khá ổn rồi.

Tổng kết

Qua bài viết này tin rằng bạn đã hiểu tương đối về khái niệm Local Seo cũng như các bước hướng dẫn để có thể tối ưu việc xếp hạng địa phương hiệu quả. Hy vọng rằng sự chia sẻ của bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện được thứ hạng từ khóa với Local Seo, hữu ích cho con đường phát triển doanh nghiệp của mình.